Văn

Dáng hình vẫn đậm trong tim
Tuyền đài mang xuống , mối tình thiên thu

Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã qua đời ở thành phố Paris-Pháp quốc ngày 6 tháng 2 năm 2015, hưởng thọ 84 tuổi.

Lê Trạch Lựu sáng tác bản nhạc nổi tiếng EM TÔI, cảm hứng có thật từ một cuộc tình lãng mạn với một thiếu nữ tên Kim Phượng năm 1946. Cuộc tình không thành khi ông rời quê hương đi du học ở Paris năm 1951, cùng lớp với thi sĩ Nguyên Sa-Trần Bích Lan và thi sĩ kiêm đạo diễn Hoàng Anh Tuấn... Bản nhạc " Em Tôi" Ông sáng tác ở Pháp rồi chép tay gởi về Việt Nam, được Nhà Xuất Bản Tinh Hoa chọn và ấn hành năm 1955 (bản nhạc Tinh Hoa số 445).

Xem tiếp...

Chuyện chú Ngọ gò o Mận cả xóm Bói đều biết, chỉ có mạ o là không hay. Mụ Bốn vui trong bụng khi thấy o Mận dạo ni làm siêng tối tối ra cắm ba cây nhang ở bàn thờ ông Thiên đầu cổng. Mụ nghĩ thầm “Hắn còn nhỏ mà đã có lòng thờ phượng thì cũng mừng. Rồi trời phật phù hộ độ trì cho hắn“.

Bữa nọ dậy sớm, mụ Bốn xách chổi ra quét cổng ngõ. Mụ hầm hầm chưởi vang “Mệ nội đứa mô vặt hết đám chè tàu của tau trụi lủi”. O Mận tái mặt kéo tay mụ “Thôi mạ ơi! Tụi con nít hái chơi làm đồ hàng đó mà. Mạ chưởi chi cho mất lòng hàng xóm”.

Xem tiếp...

Tôi ra đời được vài ngày thì mất mẹ, mồ côi mẹ đã là bất hạnh nhưng vẫn chưa đau đớn bằng cha còn mà cũng như không. Chỉ vài tháng sau khi mẹ mất, lấy lý do cần người chăm sóc cho con nhỏ, ba cưới thêm vợ kế mặc sự xầm xì to nhỏ của hàng xóm láng giềng.

Xem tiếp...

Khi bà Clavia Novicova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới.

Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!

Ở đất nước mặt trời mọc, bà Clavia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ...

Xem tiếp...

Ngày tiễn chú về bên kia thế giới, nhìn nơi tủ sách của chú, tôi phát hiện một vật cổ có khắc bốn câu thơ. Đọc xong, nước mắt tôi bỗng lăn dài không cách nào ngăn được…
Có một loại thời gian gọi là quá khứ
Có một loại vĩnh hằng gọi là nháy mắt
Có một loại tình yêu gọi là đã từng
Có một loại đánh mất gọi là quên lãng…

Tôi là một cô nhi, có lẽ là “kết quả” của trọng nam khinh nữ, hoặc cũng có lẽ là “sản phẩm” của một cuộc tình trăng gió nhưng lại không thể gánh chịu trách nhiệm với nhau, và chú Triết Dã là người đã lượm tôi về nhà nuôi.

Xem tiếp...

Cô y tá bước vào phòng bệnh với gương mặt lo âu, hồi hộp, xen lẫn chút mệt mỏi, theo sau là anh thủy thủ điềm đạm với những nét khắc khổ trên khuôn mặt. Hai người lặng lẽ tiến lại gần người đàn ông đang nằm bất động trên giường bệnh. Cô gái thủ thỉ vào tai ông: “Bác kính yêu, con trai bác đã về đến rồi đây!”


Người đàn ông không có phản ứng gì.. Có vẻ những liều thuốc an thần “nặng ký” để giảm những cơn đau tim quằn quại đã khiến ông chìm vào giấc ngủ mê mệt… Cô y tá phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần ông mới nặng nề mở được đôi mắt vốn đã mờ đi vì bệnh tật. Những cơn đau tim dữ dội khiến cơ thể ông không còn một chút sức lực. Ông yếu ớt nhìn người thủy thủ cạnh giường mình, rồi nắm lấy tay anh.

Xem tiếp...

Linh bắt gặp nó rất tình cờ khi một buổi sáng rảnh rỗi ghé chơi gian
hàng của người bạn bán chim cảnh. Nó như một miếng thịt bèo nhèo, tai
tái. Hai khoé mỏ còn vàng ươm, hai mắt chưa mở, chỉ là hai đốm đen.
Cái cổ ngẳng, quẹo một bên, thỉnh thoảng lại cố vươn lên, ngáp ngáp
như người khó thở. Hai cái cánh bé xíu, cặp chân cũng nhỏ tí, co quắp
lâu lâu lại giật giật như người mắc bệnh kinh phong.

Xem tiếp...

Tôi cầm túi đồ ăn ném mạnh vào giỏ rác, nói như hét: “Đã nói má đừng có lên nữa, sao không chịu nghe vậy? Tiền nè, má về đi”.

Mẹ tôi run rẩy bước tới cạnh thùng rác: “Thôi, con không ăn thì má đem về… Tại má nhớ con quá thì lên thăm chớ má đâu có cần tiền. Mai mốt con về thì hết con nước rồi, má sợ không có cá ngon như vầy nữa…”

Tôi dịu giọng: “Sao má không chịu nhớ? Lâu rồi con đâu có thích ăn cá linh? Cá gì mà xương không…”. Mẹ tôi mở giỏ lấy ra túm bông điên điển: “Vậy má để lại cái này cho con nghen? Nước rút rồi nên bông cũng ít. Hôm qua má phải đi hái cả buổi mới được nhiêu đây”. Tôi thấy chạnh lòng nên gật đầu: “Má cứ để đó cho con. Thôi, má về đi, con phải đi làm đây”.

Xem tiếp...

Bài hát nổi tiếng Dư Âm được biết đến như là ca khúc tiền chiến duy nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Cho đến nay, Dư Âm vẫn được xem là một trong những bài hát tiêu biểu nhất của thời kỳ tân nhạc lãng mạn thập niên 1940.

Năm 1949 nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là trưởng đoàn văn công của Sư đoàn 304 (tương đương tiểu đoàn trưởng) và cũng đang là một chàng trai cô đơn. Người vợ đầu tiên của ông đã mất 6 năm trước và nỗi buồn cũng ít nhiều vơi đi. Thấy vậy bạn bè giới thiệu với ông rất nhiều bạn gái nhưng rồi cũng chẳng tới đâu.

Xem tiếp...

Tình yêu chân chính không bị mài mòn bởi thời gian, cũng không thể đổi thay bởi hoàn cảnh.(Schiller)

 Một ngày đông lạnh giá, trên đường đi bộ về nhà tôi nhìn thấy một chiếc ví bị đánh rơi. Tôi nhặt lên và nhìn vào trong ví xem thử có thông tin gì để gọi cho chủ nhân của nó. Trong ví chỉ có 3 đô la và một phong thư nhàu nát như thể đã nằm trong ví nhiều năm rồi.
Chiếc phong bì cũ nát và hoen ố đến độ chỉ có thể đọc được địa chỉ người gửi.
Tôi bắt đầu mở lá thư với hy vọng tìm được chút manh mối. Lá thư đề năm 1924, được viết gần 60 năm về trước.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.