(Thày Vũ Linh Châu là người dạy văn của mình năm lớp đệ thất- chính nhờ Thày mà mình và nhiều bạn cùng lớp đã có một tâm hồn tràn đầy chất thơ sau này- Trân trong giới thiệu với các bạn bài viết của Thày- những kỷ niệm của Thày khi dạy ở TV. Phạm Thiên Thu)
Nghề giáo, được coi là một nghề bạc bẽo, bị gọi mỉa mai là nghề Bán Cháo Phổi. Nhưng tôi thì may mắn hơn rất nhiều, vì đã được bán cháo phổi tại một tiệm ăn mà khách hàng toàn là các thiếu nữ xinh tươi mơn mởn, giống như là được thơ thẩn trong một vườn hoa đủ mầu đủ sắc, suốt 15 năm trời. Vào lính mất hơn hai năm rồi lại được cho về dậy học lại, tiếp tục bán cháo phổi cho... con gái. Như là đang được giao cho chăm sóc một khu vườn đặc biệt với muôn ngàn đóa hoa xinh tươi mĩ miều. Sở dĩ tôi trụ ở ngôi trường dễ thương đó được lâu như vậy, có lẽ nhờ tôi luôn luôn biết thân biết phận kẻ làm vườn của mình. Kẻ làm vườn, nếu chỉ nhìn ngắm các bông hoa bằng mắt, thì đâu có ai thèm rầy la trách cứ làm gì, đâu có ai nghĩ đến chuyện cho mình lay off. Câu chuyện càng rắc rối phức tạp hơn nữa vì ngoài việc đứng lớp dậy học, tôi còn được giao cho công tác điều khiển Hiệu Đoàn nữa. Dậy học, hết giờ là ai về nhà nấy, nhưng với các công việc của Hiệu Đoàn, không thể tránh khỏi các gần gũi và tiếp xúc riêng tư. Thế mà tôi đã cầm cự được tới...15 năm. Có lẽ tại vì tôi luôn luôn suy nghĩ rằng nếu có lỡ dại, thì đâu phải chỉ có một mình mình chịu, mà nó còn liên lụy tới cả một Hội Dòng, cả một tôn giáo nữa.
Nhà ngoại tôi, nằm trên Quốc Lộ số I; cạnh cầu Tân An, thuộc thôn Huỳnh Kim, xã Nhơn Hòa quận An Nhơn Bình Định. Nếu đi từ hướng Qui Nhơn lên chợ Gò Chàm, đi qua khỏi Tháp Bánh ít hơn nửa cây số, gặp xóm Gò Bắn là sắp đến nhà ngoại tôi, ba căn nhà ngói nằm liền nhau, bên kia là dòng sông Tân an .
Sau một thời gian rong chơi, đã đến thời điểm chúng tôi phải cắp sách đến trường. Mẹ tôi bàn tính với cậu mợ tôi: phải chuẩn bị cho chúng tôi đi học lúc đó tôi và hai anh họ tôi cùng xấp xỉ tuổi nhau nên đi đâu cũng đi cùng. Được biết ý định này tôi rất buồn vì sắp phải lìa xa những ngày thần tiên trên Biển Cát. Chúng tôi được gởi về nhà Ngoại tôi để theo học lớp vỡ lòng chuẩn bị cho chúng tôi vào trường công, niên khóa sắp tới. Ba anh em chúng tôi, sẽ theo học lớp vỡ lòng ở trường Ông Giáo Chín.
Cứ y như anh chàng trong film nào đó mình không còn nhớ- chàng ta đang mong nhớ người yêu thì điện thoại của nàng gọi tới- thế là chàng vội vàng reo lên “anh sẽ đến đó trong vòng ba nốt nhạc ”.
Ý tưởng thành lập website cho cựu nữ sinh Trinh Vương cũng thế- có điều hơi dài hơn một chút là “trong vòng . . .bảy nốt nhạc”. . . Sở dĩ dài hơn vài nốt nhạc bởi vì lòng rất muốn nhưng lại sợ không có khả năng làm- làm rồi có ai phụ mình không . . .
Em đi mưa tiễn bước đường Đêm trong nội trú có buồn không em ?! Anh về mình cách nhau thêm Trinh Vương buốt lạnh héo mềm bán thân Anh xin chịu tội Thánh Thần Tình em trọn vẹn tình anh nửa vời
Trần minh Khuông ( viết cho Thiên Thu ngày em vào nội trú)
Nhận được tin báo của Thu, nguời bạn cũ ngày xưa ở Trinh Vương ....chúng mình sẽ có dịp gặp gỡ nhau ở một trang web riêng ...Lòng mừng vui vô kể... Hệt như những ngày xưa xa lắc ấy ...những ngày chúng ta còn miệt mài dưới mái trường Trinh Vương ...Hẳn các bạn còn nhớ về tôi và các Thầy ,cô ,các Soeur ...Cũng không một ai nhớ nổi ,nhưng tôi biết mấy đứa bạn cùng lớp với tôi thì vẫn nhớ :Tôi chính là con nhỏ Lê ,mang dáng dấp của đứa con gái xứ nẫu chính cống ,không hề laimột miền nào cả ...Bỡi không mang một yếu tố nào đặc biệt nên cũng không mấy người nhận ra tôi ,có khi tôi phải nhắc lại :rằng ngày xưa tôi học chung lớp với nhỏ Bình,nhỏ Thu,nhỏ Trang...thì may ra người ta mới "ồ" thì ra vậy ...nhưng cũng chưa nhớ ra tôi là ai ???
Đang kẹt cứng trong dòng xe giữa cái nắng oi nồng của mùa hạ thì chuông điện thoại réo rắt vang - tiếng chuông dai dẳng khiến Tuyên dù không muốn cũng phải tìm cách tấp vào bên đường để xem thử ai gọi - số điện thoại lạ quá - Thường thì Tuyên chẳng bao giờ trả lời những số lạ gọi đến, nhất là những lúc đang kẹt xe như thế này, nhưng dường như người ở phía bên kia nhất định gọi bằng được hay sao mà vừa dứt hồi chuông này thì hồi chuông khác lại réo rắt.
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Cứ mỗi lần đọc những câu thơ này của Đỗ trung Quân, tôi lại thấy lòng mình buồn khôn xiết- Nói ra chắc ai cũng sẽ cười và cho là tôi điên, bởi vì ai mà chẳng có quê hương, cha mẹ,thế mà riêng tôi lúc nào cũng nói rằng mình không có quê hương,nhỏ bạn thân ,mỗi lần nghe tôi than thở ” Tao chẳng có quê hương..” nó lại dí ngón tay vào trán tôi và dọa “Này, khùng vừa thôi,nói với tao thì được, nói với người khác họ cười cho thối mũi- người nào lại không có quê hương cơ chứ…” và cứ mỗi lần như thế tôi lại cãi “ Tao nói thiệt chứ bộ!”
Tháng Tư với những cơn mưa hạ bất chợt ập về thành phố, lại đến rồi đó anh! Thời gian qua nhanh thật, mới đó mà đã hơn ba mươi năm kể từ lần cuối chúng mình gặp nhau, vì cuộc chiến đã đến hồi khốc liệt. Quả thật em cũng chẳng thể nào ngờ rằng đó chính là lần cuối cùng chúng ta gặp được nhau. Em cũng chẳng thể nào hình dung được là mình đã có thể sống qua từng đó năm mà không có anh bên cạnh, thậm chí chẳng có một chút tin tức nào của anh. Em đã chỉ sống bằng những hoài niệm ít ỏi về chút kỷ niệm của tình ta, thậm chí những lá thư của anh, những lá thư anh gửi về từ chiến trường mà em đã từng gìn giữ như báu vật đời mình cũng đã bị lạc mất trong một lần vượt biên thất bại.